Breaking News
Home / Tin tức Nhật Bản / Tiến độ tiêm vắc xin Covid19 của Nhật bản

Tiến độ tiêm vắc xin Covid19 của Nhật bản

Bài này ad sẽ tổng hợp tiến độ tiêm vắc xin Covid19 của Nhật bản. Người Nhật ít dùng Covid19 mà dùng Corona. Xem tình hình tiêm vắc xin tới đâu rồi và họ tiêm vắc xin loại nào. Bài này ad sẽ update thường xuyên.

Tiến độ tiêm vắc xin Covid19 của Nhật bản

1 Tiến độ tiêm Vắc xin

Tính tới ngày 01/7/2021 tổng số người Nhật đã được tiêm vắc xin là:
Số người được tiêm 1 lần: 30,249,911 người = 23.79% dân số.
Số người được tiêm 2 lần: 15,999,061 người = 12.58% dân số.

Trong đó số người cao tuổi(>=65 tuổi) đã được tiêm vắc xin là:
Số người được tiêm 1 lần: 63.14%
Số người được tiêm 2 lần: 29.99%

Nhật bản bắt đầu tiêm chủng Vắc xin Corona cho người dân từ tháng 2/2021 và thứ tự ưu tiên là: đội ngũ y bác sỹ⇒ người cao tuổi(>=65 tuổi) ⇒Các tầng lớp khác.

2 Các loại Vắc xin Covid19 mà người Nhật lựa chọn là gì?

Người Nhật rất こだわり- cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn vắc xin để tiêm chủng. Vì trong quá khứ họ đã gặp phải 1 vụ tiêm vắc xin gây chết vài chục người. Nên đợt tiêm chủng Corona lần này chính phủ Nhật bản cũng cân nhắc rất kỹ xem lựa chọn loại vắc xin nào, và phản ứng phụ của chúng ra sao.

Nhật bản hiện đang tiêm chủng 2 loại vắc xin hàng đầu là: ファイザー(Pfizer) và モデルナ(Moderna).

2.1 Vắc xin Pfizer-ファイザー

Là loại vắc xin đã được tiêm phổ biến tại Mỹ và Anh từ tháng 12/2020. ファイザー được tiêm cho đội ngũ y bác sỹ của Nhật từ tháng 2/2021 và tiêm cho người cao tuổi từ tháng 4/2021.

Nhật bản đã ký kết để có thể nhận được 97 triệu liều vắc xin ファイザー trong năm 2021.

Độ tuổi có thể tiêm vắc xin ファイザー là từ 16 tuổi trở lên. Nhưng từ ngày 10/5/2021 đã thống nhất có thể tiêm cho người từ 12 tuổi.

Khoảng cách từ lần tiêm thứ 2 từ lần tiêm thứ nhất là 3 tuần.

ファイザー được bảo quản tại nền nhiệt độ -90~-60 độ C. Và hiện tại bảo quản trong nhiệt đô từ -25~-15 thì có thể để được trong tối đa 14 ngày. Trước khi tiêm sẽ được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2~8 độ và chỉ có thể sử dụng trong vòng 5 ngày tối đa.

Hiệu quả của ファイザー
Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho khả năng phòng nhiễm tới 95%
Dựa theo kết quả đã tiêm của Israel thì:
▽Hiệu quả phòng Corona: 94%
▽Hiệu quả chống diễn biến nặng: 92%
▽Có tác dụng với cả các chủng biến thể của Anh, Braxin hay cả của Namphi.

Các tác dụng phụ và xác xuất xảy ra:
▽Người mỏi mệt
Sau tiêm lần 1: 23.2%
Sau tiêm lần 2: 69.6%
▽Đau đầu
Sau tiêm lần 1: 21.2%
Sau tiêm lần 2: 53.7%
▽Ngứa
Sau tiêm lần 1: 8%
Sau tiêm lần 2: 12.1%
▽Sốt trên 38 độ C
Sau tiêm lần 1: 0.9%
Sau tiêm lần 2: 21%

2.2 Vắc xin モデルナ

モデルナ được tiêm ở Mỹ từ tháng 12/2020. Nhật bản cấp phép thông qua loại vắc xin này từ tháng 5/2021 và đã thỏa thuận được 25 triệu liều tới cuối tháng 9/2021. Thời gian gần đây Nhật bản chủ yếu tiêm loại vắc xin này.

Vắc xin được tiêm cho người lớn từ 18 tuổi trở lên và khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 4 tuần.

モデルナ được bảo quản tại nền nhiệt độ từ -50~-15 độ C. Nhiệt độ từ 2~8 độ thì có thể bảo quản được trong vòng 30 ngày. Trước khi tiêm có thể để trong nhiệt độ thường từ 8~25 độ và phải dùng trong 12h.

Vắc xin モデルナ được cho là có hiệu quả tới 94.1% và cũng có tác dụng tốt với các Virut biến thể.

Tác dụng phụ của モデルナ cũng không khác nhiều với ファイザー.

3 Kết luận

Nhật bản khá thận trọng trong việc tiêm vắc xin Corona nên bị cho là tỷ lệ được tiêm chủng đang ở mức thấp( trong các nước phát triển). Nhưng họ chọn tiêm những loại vắc xin rất chất lượng.

Gần đây Nhật bản có trao tặng vắc xin astrazeneca cho Việt Nam mặc dù họ không tiêm loại vắn xin này. Lý do là để có vắc xin thì các nước phải đặt hàng trước khá sớm trong khi cũng chưa biết là loại vắc xin đó hiệu quả tới đâu. Nên khi thấy astrazeneca có tác dụng phụ nguy hiểm là gây đông máu là Nhật bản quyết định không dùng loại này mặc dù có đặt hàng. Nên phải trao tặng cho các nước nghèo hơn trong đó có Việt Nam.

Nhưng astrazeneca cũng không phải là vắc xin tồi. Chỉ là không tốt hơn 2 loại trên thôi. Và còn tốt hơn nhiều loại khác nhiều.

Comments

comments

About manhkhen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!