Đối với người Nhật, từ lúc sinh ra tới lúc chết đi, có 4 nghi lễ quan trọng nhất trong 1 đời người. Đó là 冠婚葬祭(かんこんそうさい kankonsousai) Quan Hôn Táng Tế.
冠 Quan là lễ mặc quần áo và kết tóc kiểu người lớn cho con trai tuổi từ 12~16 ngày xưa. Bây giờ thì là thễ thành nhân.
婚 Hôn chỉ việc đại sự kết hôn, lập gia đình.
葬 trong từ mai táng , chỉ sự chia lìa trần thế.
Còn 祭 tế chỉ việc thờ cúng người đã mất.
Lễ thành nhân hiện tại là chữ 冠 Quan này.
Tổ chức lễ thành nhân cho những người bước sang tuổi 20 là một nét văn hóa rất hay và ý nghĩa của người Nhật. Bài này Ad tìm hiểu về lễ thành nhân của người Nhật.
Nguồn gốc của lễ thành nhân
Ý nghĩa của lễ thành nhân
Lễ thành thân được tổ chức vào ngày nào?
…
1 Lễ thành nhân là gì?
Lễ thành nhân trong tiếng Nhật là 成人式 : Thành Nhân Thức. Là nghi lễ được tổ chức vào thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1, để chúc mừng và động viên những người tới tuổi trưởng thành (20 tuổi theo pháp luật Nhật bản). Lễ thành nhân của năm 2020 được tổ chức vào hôm nay: 13/01/2020.

Lễ thành nhân thường được tổ chức tại văn phòng hành chính địa phương. Con gái Nhật thường mặc bộ Kimono đẹp nhất. Con trai thì thường mặc vest hoặc mặc Kimono.
Ngày lễ thành nhân là 1 ngày lịch đỏ- ngày lễ mà những người đi làm và đi học được nghỉ để có thế tham gia buổi lễ cùng với các thành viên trong gia đình.
2 Nguôc gốc của lễ thành nhân
2.1 Lễ Hoàn phục 元服
Thời Nara các gia đình quý tộc của Nhật có 1 buổi lễ gọi là Genpuku 元服 để đánh dấu sự chuyển từ trẻ em sang người lớn cho những bé trai từ 12~ 16 tuổi.
Người tham gia buổi lễ sẽ được cắt và tết tóc giống như người lớn và được mặc y phục như người lớn. Từ đó trở đi được coi như là 1 người lớn và đổi y phục từ đó. Thậm chí còn có đổi cả tên.
Tới thời kỳ Edo nghi lễ này được đơn giản chỉ bằng việc cắt tóc mái của người con trai.
Con gái trong gia đình thượng lưu của Nhật cũng có 1 lễ mặc 裳着 mogi = 1 loại áo mặc cho phụ nữ kết hôn hoặc đính hôn. Các bé gái từ 12~16 tuổi được mặc Mogi và được chải tóc giống như phụ nữ.
Còn trong các gia đình nông dân hoặc tập lớp thấp hơn thì khái niệm thành nhân chỉ gói gọn trong việc: 1 mình săn được 1 con hưu hoặc vác được 1 bó lúa.
2.2 Lễ thành nhân hiện đại
Lễ thành nhân thời hiện đại được tổ chức sau chiến tranh thế giới thứ 2. Lần đầu tiên là tổ chức tại Saitama với tên gọi: 「青年祭」 Lễ hội thanh niên vào năm 1946. Năm 1948 thì Nhật Bản chính thức đưa ngày 15/1 là ngày lễ thành nhân vào trong luật định.
Vào năm 2000 người Nhật thông qua việc sửa đổi luật ngày nghỉ và bắt đầu thực hiện: ハッピーマンデー法 = ngày thứ 2 hạnh phúc. Là việc chuyển những ngày nghỉ có thể vào ngày thứ 2 để người dân có 3 ngày nghỉ liên tục. Và ngày lễ thành nhân cũng được chuyển sang ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1 thay vì ngày 15/1 như trước.
3 Ý nghĩa của lễ thành nhân
Lễ thành nhân không chỉ có ý nghĩa về mặt tinh thần cho những người trẻ Nhật bản tới tuổi 20. Mà còn là sự thừa nhận quyền tự chủ của 1 con người. Ở Nhật tuổi hút thuốc và uống rượu phải từ 20 tuổi trở lên. Nên đây chắc là cột mốc đáng nhớ của những người yêu thích rượu bia và thuốc lá.
Xin hết bài tìm hiểu. Hy vọng đã giúp ích cho các bạn và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ tiếp theo.