Breaking News
Home / 50 Bài Minna(full) / Ngữ pháp minna bài 50

Ngữ pháp minna bài 50

Ngữ pháp minna bài 50. Trong bài 49 chúng ta đã học về khái niệm Kính ngữ 敬語(けいご), cách dùng của kính ngữ và 3 thành phần của kính ngữ.

Xin nhắc lại 3 thành phần của kính ngữ:
1 Tôn kính ngữ 尊敬語(そんけいご)
2 Khiêm nhường ngữ 謙譲語(けんじょうご)
3 Thể lịch sự 丁寧語(ていねいご )

Trong ngữ pháp minna bài 49 chúng ta đã học thành phần thứ nhất của Kính ngữ đó là Tôn kính ngữ 尊敬語(そんけいご). Bài này chúng ta sẽ học 2 thành phần còn lại là Khiêm nhường ngữ 謙譲語(けんじょうご) và Thể lịch sự 丁寧語(ていねいご ) .

Bài 49 và bài 50 có liên quan mật thiết tới nhau nên bạn nào chưa vững bài 49 thì xem lại cho kỹ trước khi vào học bài 50 này nhé. Vì trong bài 50 này sử dụng nhiều Tôn kính ngữ đã học trong bài 49.

1 Hoàn cảnh bài học Ngữ pháp minna bài 50

Ngữ pháp minna bài 50

Ngữ pháp minna bài 50 này Anh Mira tham gia cuộc thi hùng biện スピーチコンテスト và đã giành giải nhất. Trong bài là đoạn phóng vấn anh, người phỏng vấn dùng Tôn kính ngữ còn anh Mira trả lời bằng 謙譲語(けんじょうご)khiêm nhường ngữ và 丁寧語(ていねいご)thể lịch sự.

PV: 緊張なさいましたか
Anh có hồi hộp không?
Câu này dùng Tôn kính ngữ 緊張しましたか⇒ 緊張なさいましたか。
ミラーさん:はい、とても 緊張いたしました
Vâng, tôi đã rất hồi hộp.
緊張いたします là Khiêm nhường ngữ của 緊張します.

Anh ミラーcòn nói:
最後に ひとこと よろしいでしょうか
Cuối cùng cho tôi nói vài lời có được không ạ?
よろしいでしょうか là Thể lịch sự của いいですか。

Cùng vào bài học chi tiết nhé.

2 Ngữ pháp minna bài 50

2.1 Khiêm nhường ngữ 謙譲語

Khiêm nhường ngữ là gì? Nghe tên hẳn chúng ta sẽ đoán được phần nào rồi đúng không?

謙譲語(けんじょうご)Khiêm nhường ngữ là cách nói hạ mình mà người nói dùng để nói về bản thân mình. Qua đó thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người nghe hoặc người được nói tới.

Tóm lại là người nói nói về bản thân mình, những việc thuộc về mình với mục đích kính trọng người trên thì dùng Khiêm nhường ngữ. Còn người trên là những người nào thì ad nhắc lại(vì đã nói ở bài 49 rồi):
1 Người nói ở vị trí thấp hơn về tuổi tác hoặc địa vị xã hội
2 Trường hợp chưa thân thiết, lần gặp đầu tiên
3 Quan hệ 外(そと)-中(なか):bên ngoài – bên trong

Ví dụ như trong gia đình với ngoài xã hội
Trong công ty với ngoài công ty…

Dưới đây là cách cách sử dụng Khiêm nhường ngữ

1) お/ご ~します

Đó là cách dùng chung cho động từ khi dùng Khiêm nhường ngữ. Ở đây chúng ta lại chia ra cách dùng với động từ các nhóm I II và III.

(1) お Động từ nhóm I,II thể ます+します

①重そうですね。お持ちしましょうか
Trông có vẻ nặng quá nhỉ. Tôi mang giúp anh chị nhé.
そうですね chúng ta đã học ~そうです trong ngữ pháp minna bài 43: phán đoán dựa vào quan sát bằng mắt(thị giác).
持ちます ⇒ お+ 持ちます +します
Người nói dùng khiêm nhường ngữ, người nói thực hiện hành động(mang đồ- 持ちます)⇒ khiêm nhường hành động của mình để thể hiện sự kính trọng đối với người mà mình chuẩn bị mang đồ cho.

②私が 社長に スケジュールを お知らせします
Tôi thông báo lịch làm việc tới giám đốc.
Người nói thể hiện sự khiêm nhường của mình với giám đốc.
知らせます ⇒ お知らせします

③兄が 車で お送りします
Anh trai tôi sẽ đưa anh/chị bằng ô tô.
Người trong gia đình mình làm gì đó cũng dùng Khiêm nhường ngữ.

Lưu ý: Cách nói này không áp dụng cho các động từ chỉ có 1 âm tiết như 寝ます、見ます。

(2) ご Động từ nhóm III

Động từ nhóm 3 chia ở Khiêm nhường ngữ thì chúng ta chỉ cần thêm ご vào trước:

④上野公園へ ご案内します
Tôi sẽ dẫn quý vị tới công viên Ueno.

⑤今日の予定を ご説明します
Tôi sẽ giải thích về lịch làm việc hôm nay.

Lưu ý: Có một số trường hợp ngoại lệ chúng ta không thêm ご mà lại thêm vào trước động từ nhóm 3. Ví dụ: お電話します、お約束します。。。

Lưu ý: Cách dùng trong mẫu (1) và (2) chỉ dùng được khi có đối tượng tiếp nhận hành vi(ngoài người nói) và để thể hiện sự kính trọng đối với đối tượng này. Khi không có đối tượng tiếp nhận hành vi thì chúng ta không dùng mẫu trên:
× 私は 来月 国へ お帰りします。(câu này sai)

2) Động từ khiêm nhường ngữ đặc biệt

Sợ nhất cái phần này, vì nó đặc biệt nên bắt buộc phải nhớ. Trong ngữ pháp minna bài 49 khi học về Tôn kính ngữ 尊敬語 chúng ta đã phải nhớ 10 động từ đặc biệt trong Tôn kính ngữ. Phần này chúng ta sẽ tiếp tục phải học 14 động từ đặc biệt nữa chia ở Khiêm nhường ngữ.

14 động từ này được ghi trong mục RenshuA 3. Ở đây Ad viết lại:
いきます/ きます  ⇒ まいります
います ⇒ おります
食べます/のみます/もらいます ⇒ いただきます
みます ⇒ はいけんします
いいます ⇒ もいします
します ⇒ いたします
ききます/(うち)へ いきます ⇒ うかがいます
しっています ⇒ ぞんじて おります
しりません ⇒ ぞんじません
あいます ⇒ お目に かかります。

⑥社長の 奥様に お目に かかりました
Tôi đã gặp vợ giám đốc.
お目に かかりました = 会います。

⑦明日は 誰が 手伝いに 来て くれますか。
Ngày mai ai tới giúp.
私が 伺います。(うかがいます)
Tôi sẽ tới.
伺います = うちへ いきます。

Ví dụ ⑥⑦ hành vi của người nói có liên quan tới người nghe hoặc người được nói tới. Trong các động từ đặc biệt này có những động từ mà bản thân nó đã mang sắc thái Khiêm nhường rồi, người nói nói mà không cần liên quan tới người nghe hoặc người được nói tới. Như ví dụ ⑧⑨ dưới đây.

⑧ミラーと もうします
Tên tôi là Mira.

⑨アメリカから 参りました
Tôi đến từ Mỹ.

Học tới đây chúng ta có thể quay lại bài 1 và có thể giới thiệu bản thân theo 1 level cao hơn rồi nhé! Đó là dùng Khiêm nhường ngữ.

2.2 Thể lịch sự 丁寧語

Thể lịch sự 丁寧語 là cách nói lịch sự mà người nói dùng để biểu thị sự kính trọng của mình đối với người nghe.

1)ございます

ございます là thể lịch sự của あります

⑩電話は 階段の横に ございます
Điện thoại ở cạnh cầu thang.

2)~で ございます

~で ございます là thể lịch sự của ~です。

⑪はい、IMCで ございます
Vâng. Công ty IMC xin nghe.

3)よろしいでしょうか

よろしいでしょうか là thể lịch sự của いいですか。

⑫お飲み物は 何が よろしいでしょうか
Anh/chị dùng đồ uống gì ạ?
コーヒーを お願いします。
Cho tôi cà phê.

⑬この パンフレットをいただいても よろしいでしょうか
Tôi lấy tờ rơi này có được không?

Như vậy là chúng ta đã học xong ngữ pháp của minna bài 50. Cụ thể là Khiêm nhường ngữ và Thể lịch sự. Khó nhớ, khó học và ngoài đời lại ít sử dụng. Nhưng một khi đã sử dụng là sẽ sử dụng ở những dịp rất quan trọng. Ví dụ như là phỏng vấn xin việc hoặc giới thiệu bản thân tại lần gặp đầu tiên hoặc trước đông người.

Như Ad lúc vào công ty cũng phải đứng trước công ty mà nói:
グェン・ヴァン・マイン と 申します
ベトナムから 参りました
どうぞ よろしく お願いいたします

3 câu trên câu nào cũng là khiêm nhường ngữ cả. Chưa kể khi nói chuyện với người khác, người ta dùng khiêm nhường ngữ mình cũng phải hiểu mà đối đáp lại.

Sau này học lên cao chắc chắn các bạn sẽ phải gặp lại 3 phần của 敬語 này. Kể cả là trong ビジネスマナー. Nên cố gắng nắm vững thì sau này học sẽ tốt hơn nhé!

Cùng vào phần luyện tập RenshuB ngữ pháp minna bài 50.

3 Chữa RenshuB ngữ pháp minna bài 50

3.1 RenshuB 1 ngữ pháp minna bài 50

例:お手伝いしましょうか
Tôi giúp anh/chị nhé.

Ngữ pháp minna bài 50 phần RenshuB 1 này chúng ta sẽ luyện tập thể Khiêm nhường ngữ dùng với mẫu (1) お Động từ nhóm I,II thể ます+します

①お茶を お入れしましょうか
Tôi mang trà vào nhé.

②かばんを お持ちしましょうか
Tôi mang cặp giúp bạn nhé.

③ボールペンを お貸ししましょうか
Tôi cho bạn mượn bút bi nhé.

④駅まで 車で お送りしましょうか
Tôi đưa bạn tới ga bằng ô tô nhé.

3.2 RenshuB 2 ngữ pháp minna bài 50

例:会社の 中を ご案内します
Để tôi giới thiệu tình hình trong công ty cho anh/chị.

Ngữ pháp minna bài 50 phần RenshuB 2 này chúng ta sẽ luyện tập thể Khiêm nhường ngữ dùng với mẫu (2) ご Động từ nhóm III

①最初に 伊藤先生を ご紹介します
Đầu tiên xin được giới thiệu thầy Itou.

②お食事は こちらで ご用意します
Dùng bữa tại đây.

③予定が 変わった場合は、すぐ ご連絡します
Trong trường hợp kế hoạch thay đổi tôi sẽ liên hệ với quý vị.
Câu này chúng ta còn sử dụng 場合は(ばあいは)đã học trong ngữ pháp minna bài 45: nói trường hợp giả định.

④クリスマスパーティーに ご招待します
Xin mời anh/chị tham gia bữa tiệc giáng sinh.

3.3 RenshuB 3 ngữ pháp minna bài 50

例:コーヒーを お入れしますので、こちらに お掛け ください
Tôi sẽ mang cà phê vào, xin mời anh/chị ngồi xuống đây.
お掛け ください là Tôn kính ngữ chúng ta đã học trong ngữ pháp minna bài 49 = 座ってください。

Phần này chúng ta sẽ luyện tập kết hợp Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ.

①タクシーを お呼びしますので、しばらく お待ちください
Tôi sẽ đi gọi taxi, xin hãy đợi ở đây 1 lát.

②写真を お取りしますので、お集まりください
Tôi sẽ chụp ảnh nên anh/chị hãy tập trung lại.

③午後の 予定を お知らせしますので、こちらの部屋に お入りください
Tôi sẽ thông báo lịch trình của buổi chiều nên mời anh chị vào trong phòng.

④封筒を お渡ししますので、中を お確かめください
Tôi trao cho anh chị cả phong bao nên anh chị hãy kiểm tra bên trong nhé.

3.4 RenshuB 4 ngữ pháp minna bài 50

例:土曜日に また 参ります
Thứ 7 tôi lại đến.

Ngữ pháp minna bài 50 phần RenshuB 4 này chúng ta sẽ luyện tập thể Khiêm nhường ngữ dùng với các động từ đặc biệt.

①シュミットさんの お宅で ドイツ料理を いただきました
Tôi đã ăn đồ ăn Đức tại nhà của bác Shumitto.
いただきます ⇒ 食べます

②再来月 東京の郊外に 引っ越しいたします
Tháng sắp tới nữa tôi sẽ chuyển nhà tới ngoại ô Tokyo.
引っ越しいたします ⇒ 引っ越しします。

③3時ごろ そちらへ 伺います
Tầm khoảng 3 giờ tôi sẽ tới chỗ anh/chị.
伺います ⇒ いきます。

④貿易会社に 努めて おります
Tôi đang làm việc trong công ty thương mại mậu dịch.
努めて おります ⇒ 努めて います。

3.5 RenshuB 5 ngữ pháp minna bài 50

例:山田さん いらっしゃいますか
Có anh/chị Yamada ở đó không?
今 出かけて おります
Bây giờ anh/chị ấy đang đi ra ngoài.

Phần này chúng ta tiếp tục luyện tập kết hợp Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ.

①グプタさんは いつ アメリカへ出発なさいますか
Anh Gupta bao giờ sẽ khởi hành đi Mỹ vậy?
あさって 出発いたします
Tôi sẽ khởi hành vào ngày kia.

②中村部長は いらっしゃいますか
Có trưởng bộ phận Nakamura ở đây không?
今 韓国へ 出張して おります
Bây giờ chị ấy đang công tác ở Hàn Quốc.

③ミラーさんは 今日 いらっしゃいますか
Hôm nay anh Mira có tới không.
今日は 参りません
Hôm nay anh ấy không tới.

④松本部長は 何時に 支店へ いらっしゃいましたか。
Trường bộ phận matsumoto mấy giờ tới chi nhánh vậy?
11時ごろへ 伺いました
Anh/chị ấy đã tới lúc khoảng 11 giờ.

3.6 RenshuB 6 ngữ pháp minna bài 50

例:お茶を いただいても よろしいでしょうか
Cho tôi 1 tách trà có được không?

Ngữ pháp minna bài 50 phần RenshuB 6 này chúng ta sẽ kết hợp sử dụng Khiêm nhường ngữ và Thể lịch sự.

①この アルバムを 拝見しても よろしいでしょうか
Tôi xem album này có được không?

②きょう 3時ごろ お宅に 伺っていも よろしいでしょうか
Tầm 3h hôm nay tôi đến nhà có được không?

③この パンフレットを いただいても よろしいでしょうか
Tôi lấy tờ rời này có được không?

④ちょっと 伺っても よろしいでしょうか
Tôi hỏi một chút có được không?

3.7 RenshuB 7 ngữ pháp minna bài 50

例:日曜日 どちら へ いらっしゃいますか
Chủ nhật anh/chị đi đâu vậy?
展覧会に 参ります
Tôi đi xem triển lãm.

Phần này chúng ta lại tiếp tục luyện tập Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ. Người hỏi dùng Tôn kính ngữ, người trả lời dùng khiêm nhường ngữ. Cả 2 đều tôn trọng nhau.

①お名前は 何と おっしゃいますか
Tên bạn là gì vậy?
ミラーと 申します
Tên tôi là Mira.

②いつ 日本へ いらっしゃいましたか
Bạn tới Nhật khi nào vậy?
3年前 参りました
Tôi tới Nhật 3 năm rồi.

③どのぐらい 日本語を 勉強なさいましたか
Bạn đã học tiếng Nhật trong bao lâu rồi?
半年 勉強いたしました
Tôi đã học nửa năm rồi.

④日本の 首相の名前を ご存知ですか
Bạn có biết tên của thủ tướng Nhật bản không?
はい、存じて おります
Có, tôi có biết.

Xin hết ngữ pháp minna bài 50. Xin chúc các bạn học tốt. Và hẹn gặp lại các bạn trong các chuyên mục ngữ pháp tiếng Nhật tiếp theo. Hãy ôn thật kỹ 50 bài minna này nhé!


Comments

comments

About manhkhen

Check Also

Ngữ pháp Minna bài 48

Ngữ pháp minna bài 48. Bài 48 này chúng ta sẽ học thể sai khiến. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!