Nanakusa phong tục ăn cháo nấu với 7 loại rau của người Nhật
Tại Nhật, ngày 7/1 dương lịch là ngày nanakusa(七草). Nanakusa có nghĩa là 7 loại rau, và người Nhật có tập quán ăn một loại cháo cho 7 loại rau đó vào. Tên cháo đó là七草粥(ななくさがゆ-nanakusagayu). Là loại cháo cho 7 loại rau củ mùa xuân vào.
Bài này ad sẽ tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục này. Và tìm hiểu xem 7 loại rau đó là 7 loại rau gì? Nghe trên đài hoặc tivi thấy người ta cũng hay hỏi nhau là có thể nói hết được 7 loại rau đó là 7 loại rau gì không? Bạn nào làm việc trong môi trường có người Nhật thử hỏi họ xem nhé.

1. Nguồn gốc của phong tục ăn cháo nanakusagayu(七草粥)
1-1 Bắt nguồn từ Trung Quốc
Phong tục này bắt nguồn từ thời Trung Quốc cổ đại.
Những năm 206~08 trước công nguyên, người Trung Quốc cổ đại cho rằng: năm mới từ ngày 1/1 ~ 8/1, mỗi ngày sẽ tương ứng với một vật hoặc người như sau.
- Ngày 1/1: 鶏 (con gà)
- Ngày 2/1: 犬 (con chó)
- Ngày 3/1: 猪 (con lợn)
- Ngày 4/1: 羊 (con dê)
- Ngày 5/1: 牛 (con trâu)
- Ngày 6/1: 馬 (con ngựa)
- Ngày 7/1: 人 (con người)
- Ngày 8/1: 穀 (ngũ cốc)
Tới thời nhà Đường(618~907), vào ngày 7/1 bắt đầu có phong tục ăn Súp từ 7 loại rau, cỏ trộn lại gọi là 七種菜羹(ななしゅさいのかん).
Người Trung Quốc chọn 7 loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, ăn với mục đích cầu cho sức khỏe, không bị bênh tật trong 1 năm. Ngoài ra còn có mong muốn là Lập Thân Xuất Thế- nghĩa là làm nên sự lớn.
1-2 Du nhập vào Nhật Bản
Phong tục ăn các loại rau đầu năm được cho là truyền từ Trung Quốc vào Nhật Bản.
Từ thời đại Nara( 710 sau CN – 794 sau CN ),người Nhật có phong tục ăn những lá non, rau non mùa xuân mới nhú gọi là 「若菜摘み」 (わかなつみ).
Cũng vào thời đại Nara này người Nhật cũng có phong tục ăn cháo làm từ 7 loại ngũ cốc vào ngày 15/1. 7 loại ngũ cốc đó là: 米(gạo)・粟・稗・黍・ミノ・胡麻(vừng)・小豆 (đậu đỏ). Có mấy loại ad dịch không nổiT^T.
Vào thời đại Heian ( 794 sau CN – 1185 ) từ 3 phong tục 七種菜羹 của người Trung Quốc, 若菜摘み (ăn rau non đầu xuân) và ăn cháo từ 7 loại ngũ cốc, người Nhật kết hợp thành phong tục ăn cháo từ 7 loại rau 七草粥 như hiện nay.
Vào thời Edo(1603 – 1868 ), triều đình Nhật đưa thêm ngày 7/1 trở thành 1 trong 5 ngày lễ của triều đình. 5 ngày lễ đó tiếng Nhật gọi là 五節句(ごせっく- 5 ngày lễ). Ngày 7/1 được gọi là 「人日(じんじつ)の節句」. Ngày này bắt nguồn từ ngày 7/1 (人) từ thời Trung Quốc cổ đại. 4 ngày 節句 còn lại là 「桃の節句」「端午の節句」「七夕の節句」「重陽の節句」.
Ngày 7/1 còn được gọi là 「七草の節句」 (ななくさのせっく)và phong tục ăn cháo cho thêm 7 loại rau vào ngày 7/1 cũng bắt đầu từ đó.
2 Tên của 7 loại rau

春の七草:tên của 7 loại rau dùng để nấu cháo 七草粥 đó là:
- セリ : rau cần nước
- ナズナ : một loại rau cải có hoa.(wiki gọi là rau tề)
- ゴギョウ : rau khúc tẻ (theo wiki)
- ハコベラ : một loài tinh thảo (theo wiki)
- ホトケノザ : một loại cải cúc (theo wiki)
- スズナ : củ cải tròn
- スズシロ : củ cải
Do kiến thức về thực vật có hạn nên việc dịch tên các loại rau trên sang tiếng Việt gặp nhiều khó khăn. Các bạn chiu khó google cho ra hình ảnh nhé.
Ý nghĩa của việc ăn cháo nanakusa
Người Nhật ăn 七草粥 với 2 ý nghĩa:
- Cầu mong không bệnh tật 無病息災( むびょう-そくさい )
- Sống lâu sống khỏe 長寿健康(ちょうじゅけんこう)
7 loại ra kể trên được coi là có nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra ngày 7/1 còn được gọi là ngày 「松の内」 (まつのうち ) là ngày cuối cùng trong chuỗi ngày tết từ ngày 1/1-7/1 nên ăn cháo rau này cho bớt mệt mỏi.
Người Nhật ăn cháo vào buổi sáng ngày 7/1. Nguyên liệu thường được chuẩn bị từ tối ngày 6/1. Cháo nanakusa này nấu cũng phải theo 1 quy trình nhất định(như là thái rau phải thái 7 nhát 1 nhịp thái, thái 49 lần…). Ad không tìm hiểu, bạn nào quan tâm có thể tự tìm hiểu nhé.
Xin hết bài tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục ăn cháo nanakusa vào ngày 7/1 của người Nhật.