Breaking News
Home / Học tiếng Nhật / Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

Làm sao để nói tốt tiếng Nhật? Tiếp theo loạt bài chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Nhật. Hôm nay Ad xin được chia sẻ kinh nghiệm học nói tiếng Nhật. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật? Nhiều bạn học ổn 3 kỹ năng trong bộ 4 kỹ năng (nghe nói đọc việt) nhưng chỉ có kỹ năng nói là nói không được. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu đối với các bạn ở Việt Nam thậm chí cả ở Nhật.

Vì kỹ năng nói cần 3 điều kiện: hiểu ngữ pháp,từ vựng và văn cảnh nói, sự chủ động của người học, môi trường giao tiếp. Thiếu 1 trong 3 điều kiện trên thì sẽ khó có thể nói tiếng Nhật giỏi được. Nhiều bạn sống bên Nhật, có điều kiện thứ 3- môi  trường giao tiếp. Nhưng bản thân lại không chịu học ngữ pháp, không chịu chủ động giao tiếp thì cũng không thể nói giỏi được. Đây là sự lãng phí rất lớn. Các bạn ở Việt Nam thường bị hạn chế bởi môi trường giao tiếp nên cần phải chủ động nhiều hơn để có thể tìm ra các môi trường để có thể giao tiếp và thực hành tiếng Nhật.

Các điều kiện để có thể nói giỏi tiếng Nhật

Như đã nói ở trên, kỹ năng nói cần 3 điều kiện: hiểu ngữ pháp, từ vựng và văn cảnh nói, sự chủ động của người học, môi trường giao tiếp. Phần này chúng ta sẽ cùng vào tìm hiểu từng điều kiện và cách rèn luyện.
Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

1. Hiểu ngữ pháp, từ vựng và văn cảnh nói

Nói mà câu cú lủng cùng là chưa nắm được ngữ pháp. Nói đúng ngữ pháp mà dùng từ không chuẩn cũng không truyền đạt hết nghĩa được. Hiểu văn cảnh nói tức là biết lúc nào cần nói cái gì. Ví dụ như lúc giới thiệu bản thân thì chỉ cần nói tên, tới từ đâu là được rồi, không cần phải khai ra bao nhiêu tuổi, tình trạng hôn nhân, số đo 3 vòng…hehe.

Nói là kỹ năng thuộc hệ Out Put – đầu ra. Đầu vào là ngữ pháp, từ vựng và văn cảnh nói, tức là chúng ta phải có sẵn Input- đầu vào là những gì chúng ta học được, có thể là học từ ngữ pháp hoặc là học từ thực tế trong quá trình giao tiếp. Ví dụ như khi gặp một người mới, các bạn cần phải giới thiệu bản thân. Lúc này đầu óc bắt đầu hình dung lại ngữ pháp minna bài 1- nhớ lại xem anh Mira giới thiệu như thế nào để giới thiệu theo.

私は マインです。
ベトナムから来ました。
どうぞ よ ろしくお願いします。

Không nắm được ngữ pháp minna bài 1 thì chắc chắn sẽ khó mà tự nói giới thiệu bản thân mình được. Trừ khi các bạn học từ trong thực tế giao tiếp. Ví dụ như thấy 1 thằng nó giới thiệu bản thân nó hay quá. Ghi lại, lần sau gặp người khác thì học theo nó. Như vậy là tự học luôn trong quá trình nói. Gọi là Lâm trận học võ như Trương Vô Kỵ ngày xưa được Trương Tam Phong chỉ dạy cho Thái cực quyền và Thái cực kiếm để ngay sau đó đánh bại các cáo thủ do Mẫn Mẫn dẫn tới. Trường hợp này là những người sống lâu ở Nhật, chẳng học hành theo giáo trình gì cả mà vẫn nghe nói tốt vì học cứ nói và học nói hàng ngày trong quá trình giao tiếp. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

Nắm được văn cảnh tức là biết được trong các tình huống giao tiếp thì cần nói những gì. Ví dụ như đang học mà bị đau bụng mà muốn xin về nghỉ sớm thì cũng có mẫu hết cả. Chỉ cần đem mẫu ấy ra mà ráp là được. すみません、急に おなかが痛くなって はやく 帰ってもいいですか?Học cuốn Minna thì hiểu phần kaiwa và renshuC thì có thể nắm được khá nhiều các tình huống giao tiếp trong thực tế.

Như vậy để có thể nói được tiếng Nhật, trước tiên các bạn cần nắm chắc được ngữ pháp, tự vựng và văn cảnh nói. Không nắm được ngữ pháp từ vựng thì sẽ không biết nói cái gì. Nắm được văn cảnh nói sẽ giúp chúng ta biết nói đúng lúc đúng nơi. Cả ngữ pháp, từ vựng và văn cảnh nói có thể cóp nhặt được trong quá trình học. Bạn nào muốn nói tốt thì cứ nắm vững căn cơ này đi nhé. Sắp xếp vào bộ nhớ cho ngăn nắp sao cho lúc cần có thể lấy được ra cho nhanh nhất. Quá trình nói cũng cần phải luyện tập cho thành phản xạ. Lần đầu cũng trong văn cảnh đó thì cần mất nhiều thời gian hơn, nhưng những lần sau thì sẽ nhanh hơn và càng luyện tập càng thích thú và phản xạ càng nhanh hơn.
Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

2. Sự chủ động của người học

Mỗi người có một cái miệng, chẳng ai có thể bắt bạn phải mở miệng ra được( trừ bác sĩ nha khoa và đối tượng khác giới, hehe). Phải tự mình mở miệng ra thôi. Kỹ năng nói rất cần sự chủ động và mạnh dạn của người học. Cho dù bạn có học kỹ lý thuyết tới mấy mà không chịu thực hành thì lý thuyết đó sẽ bị mai một đi. Ngược lại, chịu khó nói cũng là một lần ôn lại, rèn luyện và kiểm chứng những gì mà mình đã được học. Làm cho kiến thức học được thêm hoàn thiện và vững chắc hơn.

Một người muốn chuyển từ bị động sang chủ động thì cần thay đổi tư duy trước tiên. Tư duy mạnh mẽ thì mới thanh đổi được hành động. Tiếp theo là việc hình thành thói quen. Chủ động nói từ việc chịu khó tham gia phát biểu trong giờ học ở lớp. Tích cực hỏi thầy cô bằng tiếng Nhật. Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

Nhiều bạn có tâm lỹ ngại ngùng và sợ sai. Nhưng nên nhớ rằng sai lầm càng nhiều các bạn sẽ càng giỏi. Và việc các bạn đang học thì các bạn sẽ bị sai là điều đương nhiên. Cứ sợ sai mà không nói thì sẽ không biết là mình sai để mà sửa. Nên nhiều lúc mở cái miệng ra mà nói cũng cần dung khí lớn lắm đó.

Ngoài giờ học thì cần chủ động tìm các môi trường giao tiếp khác. Như công việc làm thêm hoặc các buổi giao lưu hay các nhóm hội giao tiếp khác. Internet phát triển giúp con người gần nhau hơn. Hãy chủ động tìm các kênh học tập hiệu quả. Nhất là các trang trao đổi ngôn ngữ như lang8 hoặc hinative. Các trang mạng giúp kết nối người học trên toàn thế giới.

Có môi trường giao tiếp rồi thì hãy tích cực giao tiếp. Học ở trường hay môi trường làm, nếu tích cực và chịu khó giao tiếp thì sẽ nói tốt hơn. Có môi trường giao tiếp mà không chịu giao tiếp thì sẽ không nói được.
Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

3. Môi trường giao tiếp

Môi trường giao tiếp là điều kiện cuối cùng trong 3 điều kiện. Nếu không có môi trường giao tiếp thì sẽ khó có thể rèn luyện kỹ năng nói tiếng Nhật. Môi trường giao tiếp là nơi chúng ta thực hành những gì chúng ta đã được học, những input mà chúng ta tích lũy trong quá trình học.

Chúng ta cần chủ động tìm ra môi trường giao tiếp. Với những bạn đang sống và làm việc bên Nhật thì không cần phải tìm kiếm, việc lúc này là chỉ cần chủ động trong giao tiếp. Ví dụ như trong công việc cũng chủ động giao tiếp với đồng nghiệp. Đi mua đồ trong siêu thị thì có thể hỏi những nhân viên bán hàng, đi làm thêm cũng chủ động giao tiếp với các nhân viên khác.

Với các bạn ở Việt Nam thì việc tìm ra môi trường giao tiếp là rất quan trọng. Có thể tìm các câu lạc bộ, các buổi kaiwa để tham gia. Trong lớp thì chịu khó trao đổi với giáo viên và bạn học. Hoặc có thể tìm kiếm công việc làm thêm cần dùng tới tiếng Nhật.
Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

Một số lưu ý khi nói tiếng Nhật

Nên chú ý cách nói chuyện

Nên chú ý sao cho nói chuyện sao cho dễ thương và dễ nghe, để người khác còn có cảm tình, người ta còn muốn nói chuyện hoặc không tránh khi mình bắt chuyện. Chứ mà cứ khoe ăn thịt chó ngon lắm thì 99% người Nhật sẽ không muốn nói chuyện với bạn lần thứ 2.

Nhưng cùng đừng có duyên quá, có lần ad đi học chỉ có 1 cô và ad. Ad dùng vài chiêu thảo mai khen bả và hỏi về sở thích của bả, bả nói 1 tràng cho hết cả buổi. Không có thu hoạch được gì nhiều hôm đó.

Hãy tự tin khi nói

Nói mà không có tự tin là như cái đài vấp vậy. Mất tự tin não phản ứng chậm, không biết nói gì, đầu óc trống rỗng luôn. Nhât là những lúc quan trọng như phỏng vấn. Lời khuyên là những lúc như vậy hãy nói chậm lại, nói chậm và phát âm chuẩn sẽ giúp chúng ta lấy lại bình tĩnh và tự tin hơn.

Hãy luyện phát âm và luyện đọc mỗi ngày

Luyện phát âm mỗi ngày giúp chúng ta phát âm từ từ chuẩn và miệng cũng dẻo hơn. Luyện đọc mỗi ngày giúp chúng ta đọc 1 câu dài, có nhấn nhả và nhịp điệu hơn. Chứ không phải câu nào cũng nói như câu nào. Chịu khó quan sát và nghe người khác nói để học theo.

Kết luận

Kỹ năng nói tiếng Nhật là một kỹ năng khó rèn hơn kỹ năng nghe. Vì nó đòi hỏi chúng ta vừa phải biết vận dụng ngữ pháp, từ vựng đúng văn cảnh. Ngoài ra còn phải chủ động rèn luyện trong môi trường thì mới có thể giỏi được. Ngoài những điều kiện trên thì cần cả thêm một điều kiện nữa là kỹ năng nghe của các bạn cũng phải tốt. Vì nếu nghe không tốt thì sẽ không giao tiếp được. Chịu khó sửa phát âm, biết nhấn nhả câu chữ nữa thì kỹ năng nói mới hoàn hảo được.

Học tiếng Nhật có 4 kỹ năng: nghe nói đọc viết. Với các bạn có ý định đi du học, nếu không có nhiều thời gian học tiếng Nhật thì có thể tập trung vào 3 kỹ năng kia. Kỹ năng nói có thể rèn luyện sau khi sang Nhật. Vì sang Nhật sẽ có nhiều môi trường để giao tiếp hơn.  Còn nếu luyện đều được 4 kỹ năng luôn cũng là quá tốt rồi.
Làm sao để nói tốt tiếng Nhật?

Ad là người tham lam, kể cả khi sang Nhật rồi vẫn tìm tới các lớp học miễn phí để có thể giao tiếp được nhiều hơn. Các bạn có thể tham khảo một số lớp học miễn phí tại Nhật trongg bài viết ở đây.

Xin hết bài tản mạn về làm sao để nói tốt tiếng Nhật. Xin hết và xin hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo. Chúc các bạn học tốt!

Comments

comments

About manhkhen

Check Also

Tên các quốc gia bằng tiếng Nhật

Bài này Ad tìm hiểu tên các quốc gia và vùng lãnh thổ bằng tiếng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!