Breaking News
Home / Học tiếng Nhật / Kỹ năng nghe tiếng Nhật

Kỹ năng nghe tiếng Nhật

Kỹ năng nghe tiếng Nhật. Bài này xin được tản mạn về kỹ năng nghe- một trong 4 kỹ năng khi học tiếng Nhật: nghe – nói – đọc – viết. Phân tích xem nghe như thế nào và nghe những gì để có thể học tiếng Nhật tốt hơn.

Trong 4 kỹ năng thì nghe là kỹ năng nên học tốt đầu tiên. Vì trong giao tiếp cuộc sống, công việc, nếu không nghe được thì không làm gì được tiếp theo. Kỹ năng nghe là kỹ năng dễ học hơn cả trong 4 kỹ năng. Ad sẽ phân tích vì sao.

Video

Kỹ năng nghe tiếng Nhật

kỹ năng nghe tiếng nhật

1.1 Nghe không cần não

Ad thấy kỹ năng nghe là kỹ năng dễ học và người lười cũng có thể học được. Vì đơn giản bạn chỉ cần cho cái tai nghe vào tai. Tay bật điện thoại. Hết. Không cần động não nhiều. Đến đây nhiều bạn sẽ nói: nghe mà không động não thì làm sao mà hiểu được. Xin trả lời: trước khi nghe động não mà muốn hiểu, các bạn phải trải qua quá trình nghe vô thức- tức là cứ nghe cho nó quen âm điệu, nhịp điệu thôi. Các bạn xem phim Trung Quốc nhiều( vì truyền hình Việt Nam hay phát phim Trung Quốc) , các bạn chẳng hiều gì cả, nhưng mà ra đường gặp người Trung nói chuyện xì xồ là các bạn biết liền đó là thằng Tàu. Đúng không?

Hay giống như một đứa trẻ cũng vậy, từ lúc hình thành bộ não và các cơ quan, khi có thể nghe được là nó có thể nghe luôn trong bụng mẹ rồi. Khi ra đời, nó có thể nghe mọi người nói chuyện mà chẳng cần hiểu gì cả. Tới lớn 1-2 tuổi mới hiểu. Vậy là 1 đứa trẻ đã nghe suốt mà chẳng hiểu gì.

Nghe không cần não giúp tai chúng ta phản xạ tốt hơn, nắm bắt được những gì mình nghe nhanh và chính xác hơn.

1.2 Nghe cần tới não

Còn muốn nghe hiểu chứ gì? Ok, bạn cần 2 thứ: 1 là bạn phải có sẵn dữ liệu trong đầu, 2 là não bạn phản ứng đủ nhanh. Lúc này mới cần não.

Muốn có dữ liệu thì bạn phải học, học từ mới, ngữ pháp. Nếu thuộc tức là bạn đã cất được từ hoặc ngữ pháp đó trong não của mình rồi. Nếu chưa thì nó vẫn đang trôi nổi trong không trung nhé! Còn phản ứng đủ nhanh là sao?

Quá trình não hoạt động khi nghe

Giả sử đang nghe từ お金(おかね)- tiền.

Bước 1: Tai tiếp nhận âm thanh và đưa tới não. Tai tiếp nhận âm thanh chuẩn hay không chuẩn phụ thuộc vào việc rèn luyện nghe không cần não bên trên nhé. Tai nghe chuẩn sẽ nghe rõ từ: Ô Ka Nê.

Bước 2: Não tìm kiếm thông tin nội bộ với từ khóa là những gì đã được tai đưa vào. Nên nếu bước 1 cái tai nghe như … thì kết quả não bộ sẽ cho ra cái gì rồi đó. Nếu đây là lần đầu Não làm chuyện ấy( chuyện tìm kiếm Ô Ka Nê). Não sẽ phải phone tới tất cả các đàn em của mình ở hang cùng ngõ hẻm xem có cái gì tên là Ô Ka Nê được cất trong đây không? Nếu không có, tất cả đàn em sẽ bị ăn chửi là lười. Còn nếu có- chúng ta đã học và cất Ô Ka Nê vào não rồi, Não sẽ lệnh cho đứa đàn em tìm thấy chạy tới mang thông tin cho mình(gọi đàn em này tên A- ở đây A mới nhận lệnh thôi nhé, mang vác tới não chủ là bước 3). Nếu đây không phải là lần đầu thì Não đã biết A là đứa phụ trách chuyên trở Ô Ka Nê đên cho mình rồi. Chỉ cần gọi nó ra. Không mất thời gian cho việc tìm kiếm.

Bước 3: A mang thông tin tìm kiếm tới Não. A mang thông tin tới não và trao thông tin cho Não. Nếu A làm việc này nhiều lần thì Não sẽ giữ thông tin và không cần tới A nữa. Não tự biết là cái gì và phản ứng luôn. Hết quá trình nghe.

Quá trình nghe cần não này diễn ra rất nhanh, từ này chồng chất từ kia nên nếu không luyện tập thì tất nhiên phản ứng và tìm kiếm thông tin không kịp là như vậy. Nhiều lúc nghe từ này quen lắm mà không kịp hiểu nghĩa là gì mà từ khác đã vào đòi tìm kiếm rồi. Nên kể cả cái tai có bắt được chữ mà cái Não không luyện tập quá trình tìm kiếm và trích xuất thông tin đủ nhanh thì cũng hỏng. Ví dụ như là não đang phân tích từ Ô Ka Nê mà cái tai nó lại cho vào thêm từ I RI Ma Su Ka? (要りますか- có cần tiền không?) đầu óc loạn lên, lắc đầu nói いいえ, thì có mà hỏng bét. Nghe cần não là vậy.

1.3 Kết hợp nghe không cần não và nghe cần não

Đến đây thì hiểu được ý nghĩa của 2 việc nghe rồi nhé. Đừng có nghĩ là cứ ngồi vào bàn, thật chăm chú lắng nghe mới là luyện nghe. Mà phải nhớ là Nghe everywhere nhé. Nghe mọi lúc mọi nơi, rửa bát, quét nhà, đi vệ sịnh, đi tắm… tận dụng mọi thời gian mà nghe. Nghe không hiểu vẫn nghe. Xem xem trong ngày có quỹ thời gian nào mà vừa làm vừa nghe được thì phải nghe nhé.

Hồi học ở Việt Nam Ad chuyển từ đi xe máy sang đi xe Bus để một ngày có thêm gần 2 giờ đồng hồ để nghe. Thêm 1-2 giờ một ngày nó khác nhau nhiều lắm. Sang Nhật Ad hình thành thói quen là cứ ra khỏi nhà là phải nghe, lên tàu là phải nghe, đọc sách viết bài cũng nghe. Thi thoảng tin tức nó lọt vào tai thì ngưng đọc, viết 1 xíu để nắm thông tin. Còn không thì cứ đeo vào và cho nó chạy thôi.

Học cái gì thì nghe cái đó. Học minna thì nghe minna. Ad hồi ở Việt Nam chỉ nghe Minna. Sang Nhật thì nghe theo giáo trình của trường dạy. Sau tầm vài tháng sang Nhật thì dùng App Radiko để nghe đài của Nhật. Nghe nhiều, nghe bắt được từ nhanh lắm, có những từ nghe thấy người ta nói đi nói lại trong 1 ngày. Nên bỏ từ điểm ra tra. Vậy là học được từ cái tai rồi. Sang Nhật 1 năm đỗ N2 là do điểm nghe cao.

Vậy đó! Biết được cần nghe gì, nghe như thế nào thì cố gắng tìm thời gian nghe của bản thân mình cho hợp lý. Rồi kiên trì nghe 2 tuần- 1 tháng là bạn sẽ cảm nhận được tiến bộ. Thời đại mà người người dùng Iphone mà ai đó còn kêu là không nghe được thì chỉ có thể là quá lười thôi. Quá tiện so với thời đại trước rồi. Cái thời mà phải có đài catxet mà phải có đài, kiếm băng cũng hiếm. Giờ dễ dàng quá còn gì. Cố gắng lên nhé! Chúc các học tốt!

Comments

comments

About manhkhen

Check Also

Tên các quốc gia bằng tiếng Nhật

Bài này Ad tìm hiểu tên các quốc gia và vùng lãnh thổ bằng tiếng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!