Những điều nên biết khi học tại trường Nhật ngữ
Những điều nên biết khi học tại trường Nhật ngữ
Chào các bạn, tiếp nối bài viết – Du học và những điều cần biết- Những kỳ nhập học tại trường Nhật ngữ. Hôm nay mình xin chia sẽ những điều mình được biết, đã tìm hiểu và đã trải qua khi còn học tại trường Nhật ngữ. Mong là có thể có giá trị tham khảo cho các bạn.
Mình gọi là những điều nên biết. Vì nếu biết có thể tránh được những sai lầm. Không thì bạn sẽ tự học được từ những sai lầm của các bạn.
Chúc mừng các bạn đã có visa sang Nhật. Nói là chúc mừng, nhưng thực sự cuộc sống du học sinh tại Nhật khá là vất vả. Và những ngày tháng vất vả sẽ bắt đầu. Với những bạn không phải đi kỳ tháng 4 -không được học đủ 2 năm. Thì lúc này tiếc nuối cũng không còn quan trọng nữa. Điều quan trọng bây giờ là cố gắng thôi, và phải cố gắng nhiều hơn các bạn đi tháng 4 đó.
Mình sẽ viết từ lúc các bạn tới Nhật, những việc cần làm, cho tới lúc các bạn tốt nghiệp. Bài này có thể sẽ siêu dài. Các bạn cứ từ từ đọc. Mong là thông tin có ích.
1.Những điều cần làm khi mới sang Nhật
Dưới đây là 6 điều hầu như ai mới sang Nhật cũng phải làm. Lúc mới sang Nhật là lúc rất vất vả, cái gì cũng mới, cũng phải làm, cũng phải đăng ký.
1.1 Tại sân bay, điền form xin đăng ký làm thêm
– Lúc đáp xuống sân bay các bạn phải điền cái form xin đăng ký làm thêm. Cái này cực kỳ quan trọng. Nếu không các bạn không có tư cách để làm thêm bên này 28h/tuần. Các bạn phải đến xin lại, hay đi đâu xin lại nữa thì mình không rõ, mới sang sẽ rất ngáo ngơ, chuẩn bị những việc đó trong đầu đi nhé.
1.2 Tìm nhà trọ
– Tìm nhà trọ. Có thể nhiều bạn có người quen rồi, sang một cái là có chỗ ở luôn. Tuy nhiên nên hỏi rõ chi phí đầu vào như thế nào, rồi nếu chuyển ra thì sao? Để tránh trường hợp không rõ ràng sau này. Bạn nào sang đây muốn thuê nhà mới, nên chú ý 1 số điều sau đây:
Nhà mới bên này thuê thường hợp đồng 2 năm. Nếu phá hợp đồng trước thì thường bị phạt
Lúc mới vào nhà thường phải đóng thêm những khoản phí như phí vệ sinh, hay tiền lễ vào nhà
Thường tiền nhà tháng đầu tiên sẽ bằng 3 lần tiền 1 tháng. vd tiền nhà mình thuê là 8 man thì tháng đầu tiên phải đóng 24 man
Hầu như nhà nào cũng có 1 khoản phí gọi là phí vệ sinh phòng
Phí này có thể trả trước lúc vào phòng, hoặc lúc chuyển đi. Lưu ý điều này vì có thể bạn là người mới sang. Bạn sẽ phải gánh khoản đó khi những người cũ đi hết. Có nhiều phòng giá rẻ hơn những phòng khác là do tiền phí này được trả lúc chuyển đi chứ không tính và lúc vào phòng là vì vậy.
Không nên vào các phòng mà không có sẵn tủ lạnh, máy giặt
Vì bạn vừa phải mua, mà lúc chuyển đi bạn phải vất những thứ đo đi như 1 loại rác đặc biệt, và bạn phải trả tiền cho cái những thứ đó. Mình đã vất 1 cái tủ lạnh đi và mấy 4000 yên cho người mua nó. Đổ rác ở Nhật là vậy. Mình có viết 1 bài về đổ rác, các bạn có thời gian đọc thử xem nhé.
+ Mình có kinh nghiệm sống ở tokyo, nên khuyên bạn thế này. Không nên sống trong trung tâm quá, vì như vậy phòng ốc sẽ đắt đỏ, ngoài ra tiền thuế dân sinh cũng đắt nữa. Tìm xa xa ra một chút sẽ có nhà rẻ và rộng hơn.
+ Khi các bạn đi làm thêm, chỗ làm thêm sẽ trả tiền đi lại( tiền tàu cho các bạn). Nên cứ yên tâm mà ở xa 1 chút.
+ Ở chung nhiều người sẽ tiết kiệm được nhiều. Nhưng đông quá sẽ dẫn tới nhiều vấn đề.
+ Tiền nhà 1 trong những khoản mà có thể tiết kiệm được khi sống tại Nhật.
1.3 Đăng ký địa chỉ tại nơi bạn sống
– Khi bạn ổn định chỗ ở rồi. Bạn hãy đến đăng ký địa chỉ nơi bạn sống tại tại các Văn phòng quận. Ở đây người ta sẽ ghi địa chỉ của bạn vào thẻ ngoại kiều- thẻ gai cho các bạn. Các bạn có địa chỉ rồi mới làm được các việc tiếp theo.
1.4 Đăng ký thẻ ngân hàng
– Tiếp theo là đăng ký thẻ ngân hàng. Có thẻ ngân hàng thì mới đi làm được. Vì chủ sẽ đổ tiền vào thẻ. Ngân hàng dễ làm thẻ nhất là ngân hàng bưu điện(ゆうちょ).
1.5 Làm con dấu
– Tiếp theo là đi làm con dấu. Ở nhật có thể ký, nhưng con dấu được dùng nhiều hơn. Nên chuẩn bị cho mình con dấu, để ký kết những hợp đồng làm thêm hay những việc khác.
1.6 Đăng ký điện thoại
– Tiếp theo là đăng ký điện thoại , sài iphone hay không thì tùy. Nếu sài iphone thì tiền khá mắc.
2.Nói qua 1 chút về lịch học tại trường tiếng
– Trường tiếng bên này có nhiều trường tốt và những trường không tốt. Có nhiều tiêu chí để đánh giá trường tốt hay không tốt. Ví dụ trường tốt sẽ không giữ hộ chiếu của học sinh, còn trường xấu thì giữ, trường tốt sẽ phân loại học sinh theo trình độ để xếp lớp, trường xấu thì cứ cho hỗn độn hết cả. Học xong có thể bắt học lại lần nữa …Nhưng đa phần các bạn biết tốt xấu thì đã quá muộn. Mình sẽ tìm hiểu và viết 1 bài về vấn đề này. Mình may mắn đi được 1 trường tiếng mà mình đánh giá là tốt. Đó là trường ARC Academy. Mình vào chi tiết nhé.
2.1 Phân loại trình độ học sinh
– Các trường tiếng tốt sẽ đều có 1 buổi test để phân loại học sinh đầu vào để xếp lớp, trước trường mình test cả viết và phỏng vấn.
– Các trường xấu thì cứ cho vào 1 mớ và dạy từ đầu.
2.2 Các kỳ học tại trường tiếng
– 1 năm tại trường tiếng phân ra làm 1 kỳ. Trùng với 4 kỳ nhập học luôn là tháng 1-3,tháng 4-6, tháng 7-9, tháng 10-12. Xen giữa các kỳ là một kỳ nghỉ tầm 2-3 tuần.
ví dụ: Kỳ 1 từ 10/1 – 20/3 ,Kỳ 2 từ 6/4-19/6 vậy là từ 20/3 – tới 6/4 các bạn được nghỉ hơn 2 tuần. Kỳ nghỉ này gọi là kỳ nghỉ xuân. Một năm học trường tiếng có 4 kỳ nghỉ xuân hạ thu đông như vậy.
– Các kỳ học sẽ có học sáng hoặc nhiều, tùy theo sắp xếp của từng trường. Trường mình học cũ cho những lớp trình độ cao học sáng, những lúc trình độ thấp học chiều. Thường mới sang họ sẽ thu xếp cho học chiều. Vì không muốn học sinh mới sang làm nhiều, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Mới sang thời gian đầu quan trọng, nếu không theo nổi thì sẽ khó theo tiếp. Các trường tốt đều chú ý điều này. Học sáng có thể làm từ chiều tới tối luôn. Đó là thuận lợi của việc học sáng.
2.3 Thời gian học của 1 buổi học
– Học 1 tuần 5 buổi từ thứ 2-6
– Mỗi buổi học 3h45 phút( theo thông tin trường mình học).Chỉ học 1 buổi.
– Sáng học từ 9h-12h45
– Chiều học từ 13h- 16h45
– Có thời gian giải lao giữa giờ