Đây là 1 bài của Shinjn kenshuu- đào tạo nhân viên mới. Giúp nhân viên mới có suy nghĩ logic cho mọi vấn đề. Cho dù đó là vấn đề của cuộc sống cá nhân hay công việc.
1. Tư duy logic ロシッカルシンキング
1.1 Suy nghĩ logic là như thế nào?
Là suy nghĩ mọi vấn đề 1 cách logic, không cảm tính. Tập trung vào việc trả lời câu hỏi tại sao.
Ví dụ thử suy nghĩ logic vấn đề: tôi chưa giỏi tiếng Nhật.
Tập trung trả lời câu hỏi: vì sao tôi chưa giỏi tiếng Nhật?
Nếu câu trả lời là cảm tính: vì tiếng Nhật khó! Thì thôi, khỏi suy nghĩ nữa vì không ai làm cho tiếng Nhật dễ lại được. Nhưng nếu tư duy logic thì sẽ trả lời như sau:
Lý do 1: vì tôi chưa dành nhiều thời gian cho nó
Lý do 2: do phương pháp học của tôi chưa tốt.
Lý do 3:…
Như vậy, trả lời cho câu hỏi tại sao chúng ta có các lý do 1-3 chẳng hạn. Nhưng vẫn chưa xong, tiếp tục đặt các câu hỏi tại sao.
Với lý do 1: vì sao thời gian dành cho việc học tiếng Nhật lại ít?
Vì tôi bận chơi game, đi cà phê, đọc sách…
Tới đây chúng ta hiểu được sâu hơn về vấn đề rồi đó.
1.2 Vì sao cần tư duy logic
Qua ví dụ trên thì thấy: tư duy logic giúp chúng ta tìm hiểu được nguyên nhân, bản chất của vấn đề. Rồi tìm cách giải quyết. Càng trả lời được nhiều câu hỏi tại sao bạn càng hiểu sâu vấn đề của bạn hơn.
Ví dụ trên chúng ta đã biết: vì sao thời gian học tiếng Nhật của tôi lại ít. Giải pháp là phải bỏ game, ít cà phê hơn chẳng hạn.
※ Lưu ý: khi bạn thử suy nghĩ logic 1 vấn đề: hãy viết ra, chỉ tập trung suy nghĩ sẽ ko bg rõ ràng bằng việc viết hoặc vẽ ra. Đó là kinh nghiệm của mình.
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề = hiểu bản chất,nguyên nhân của vấn đề + giải pháp.
Trong đó :
Hiểu bản chất vấn đề là điều kiện cần- chiếm % lớn. Vì ko hiểu làm sao giải quyết nổi.
Giải quyết vấn đề là điều kiện đủ và dựa trên tiền đề là phải hiểu vấn đề.
Muốn hiểu bản chât, nguyên nhân của vấn đề: logical thinking ở phần trên.
Muốn có giải pháp?
Giải pháp = kiến thức + kinh nghiệm.
Kiến thức phải tự tìm hoặc đi hỏi
Kinh nghiệm phải tự tích luỹ, ko có cách nào khác
3. Kết luận
Tới đây các bạn hiểu vì sao họ lại đào tạo tư duy logic rồi chứ?
Tại cty, khi có kohai- hậu bối tới hỏi 1 vấn đề gì đó mình luôn hỏi ngược lại họ 2 câu hỏi:
1 vấn đề muốn biết thực sự là gì?
Câu hỏi này để xem họ có biết được thực chất vấn đề họ cần biết ko? Vì thực sự nhiều người mơ hồ cả cái muốn hỏi, tức là chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề. Mình cũng từng như vậy.
Nếu họ hỏi chung chung thì mình sẽ hỏi tiếp: ko hiểu ở chỗ nào?
Nếu pass được câu này thì tới câu 2:
Để giải quyết vấn đề này thì bạn đã tìm hiểu phương pháp nào? Để biết họ đã suy nghĩ tới mức nào trước khi đi hỏi.
Cuộc sống là chuỗi ngày chúng ta đi giải quyết vấn đề. Giải quyết được càng nhiều càng tốt. Nhưng trước khi nghĩ giải pháp hãy tìm hiểu thật kỹ bản chất của vấn đề đã nhé.
One comment
Pingback: Chuyển từ coder sang cầu nối BRSE tại Nhật - Trải Nghiệm Tại Nhật Bản