Thi thoảng đọc báo hay xem tivi lại thấy đưa 1 vài trường hợp nhân viên tự tử do áp lực công việc hoặc do bị sếp hoặc cấp trên bắt nạt. Khái niệm パワハラ cũng không phải là xa lạ với môi trường công sở Nhật bản. Tuy nhiên để hiểu sâu hơn:
パワハラ là gì?
Nếu bị パワハラ thì sẽ ra sao?
Biện pháp phòng tránh パワハラ?
Bài này chúng ta sẽ cùng nhau trả lời những câu hỏi trên.
1 パワハラ là gì?
パワハラ là từ viết tắt của パワーハラスメント = Power harassment. Là những hành vi lạm dụng quyền lực, địa vị để gây tổn hại về tinh thần hoặc thân thể của người lao động tại nơi làm việc. Hoặc làm xấu môi trường làm việc.
Bên trên là định nghĩa パワハラ của bộ Sức khỏe, lao động và phúc lợi Nhật bản. パワハラ được tách ra chi tiết hơn thành 3 mục:
a Hành động sử dụng địa vị,vị thế
b Những chỉ thị, mệnh lệnh vượt ngoài phạm vi công việc, nghiệp vụ
c Gây tổn hại tinh thần, thể chất hoặc làm xấu môi trường làm việc
a Hành động sử dụng địa vị,vị thế
Những người thực hiện パワハラ chủ yếu là cấp trên (上司)hoặc tiền bối 先輩. Khi cấp trên hoặc senpai giao việc mà không dám từ chối vì sợ bị thù ghét hoặc ảnh hưởng tới việc đánh giá năng lực để tăng lương. Thì đó là biểu hiện của パワハラ vì nếu sếp hoặc cấp trên công tâm sẽ không giao việc quá đáng cũng như là nếu bị từ chối thì sẽ hỏi rõ nguyên nhân, hợp lý thì sẽ okie.
b Những chỉ thị, mệnh lệnh vượt ngoài phạm vi công việc, nghiệp vụ
Ví dụ như những công việc không liên quan tới công việc, mà là việc cá nhân của sếp chẳng hạn. Mà sếp sai làm thì cũng là 1 dạng của パワハラ. Nhiều người làm quan chức, khi gia đình mình có việc thì cả cơ quan phải đi lo việc cho sếp.
c Gây tổn hại tinh thần, thể chất hoặc làm xấu môi trường làm việc
Làm sai một chút là bị mắng mỏ: [ 死んでしまえ! ] đi chết đi! Hoặc là [ 早く辞めろ! ] nhanh nghỉ việc đi, chẳng hạn. Bị sai thêm lần nữa mà tiếp tục mắng mỏ như vậy thì đúng là パワハラ nặng.
Viết tới đây lại nhớ tới 1 case của một bạn thực tập sinh Việt Nam bỏ trốn ra ngoài. Đài HNK mới làm phóng sự phỏng vấn bạn thì bạn nói: Mỗi lần có ai đó làm sai là giám đốc lại đấm người Nhật trước mặt các thực tập sinh Việt Nam. Không dám đấm thực tập sinh Việt Nam vì sợ thực tập sinh sẽ gọi lên nghiệp đoàn. Thay vào đó tra tấn tinh thần bằng việc đấm 1 thằng thứ 3. Nghe mà hết hồn.
Ở trên chúng ta cùng nhau tìm hiểu パワハラ là gì? Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kiểu パワハラ khác nhau.
2 6 kiểu パワハラ
パワハラ loại 1: Xâm hại về thể chất
Ví dụ như bạo lực: đấm, đá, xô đẩy… Hoặc là đâm tàn thuốc lá vào người hoặc bắt đứng để gọi điện, hoặc làm việc.
パワハラ loại 2: Xâm hại về tinh thần
Những lời nói xúc phạm về danh dự, nhân phẩm, gây tổn hại về tinh thần.
パワハラ loại 3: Bị xa lánh, bỏ qua
Sếp hoặc senpai không thèm hỏi han, chỉ bảo công việc. Cố tình ngồi tránh né, tránh xa…
パワハラ loại 4: Bắt làm việc quá sức
Bắt làm những việc không khả thi, khi không làm được thì lấy lý do để quát mắng.
パワハラ loại 5: Không cho làm việc
Trường hợp này lại ngược so với loại 4: Bắt làm việc quá sức. Trường hơp này sếp đì bằng cách không cho làm việc đúng với khả năng. Mà suốt ngày bắt rót nước, pha trà, làm những việc quá thấp so với khả năng, dẫn tới người lao động chán nản và ức chế tâm lý.
パワハラ loại 6: Xâm phạm đời tư
Ví dụ phụ nữ bị セクハラ ( quấy rối tình dục) chẳng hạn. Những hành vi xâm phạm đời tư cũng là 1 kiểu của パワハラ.
3 Một số ví dụ mà tòa án đã xử về パワハラ
Dưới đây là một số ví dụ về việc toàn án xử một số trường hợp xem đó có phải là パワハラ hay không:
Trường hợp 1
Nhân viên A bị công ty đề nghị cho nghỉ hưu sớm nhưng nhân viên A không đồng ý vì vẫn muốn làm việc. Công ty mới giáng chức của A xuống từ quản lý xuống làm nhân viên dưới xưởng sản xuất Ô tô. Lưu ý công việc dưới xưởng sản xuất Ô tô không phải là công việc dành cho những người tốt nghiệp đại học. Ngoài ra công ty còn giảm lương của nhân viên A xuống chỉ còn 1 nửa.
Trường hợp trên đã được phán quyết là 1 trường hợp của パワハラ. Tóa án bắt công ty phải phục hồi cấp bậc cho nhân viên và trả lương và thưởng đầy đủ.
Nguyên nhân:
①Bị giáng chức không hợp lý
②A bị パワハラ loại 5: Không cho làm việc đúng với vị trí, vị trí dưới xưởng không phải là dành cho những người tốt nghiệp đại học.
Trường hợp 2
Nhân viên A kiện sếp và công ty ra tòa vì cho rằng anh Sếp này đã dùng bạo lực và những ngôn từ bạo lực đối với mình, còn bắt làm đêm. A đòi bồi thường tiền vì tổn hại về tinh thần.
Ngoài ra A nói: Khi soudan( trao đổi) với người của công ty thì còn bị nói là: Lời của cấp trên là lời của thánh thần, anh không có tinh thần xây dựng gì cả.
Trường hợp này tòa xử A thua, vì A không có đủ chứng cớ. A và phía công ty lời khai không khớp và không đủ chứng cứ để kết tội Sếp và công ty.
Đây là điểm quan trọng khi muốn đi thưa kiện khi bị パワハラ.
4 Làm gì khi bị パワハラ
Như vậy là chúng ta đã làm rõ vê khái niệm パワハラ và các kiểu của パワハラ. Vậy nếu chẳng may đi làm mà bị パワハラ thì phải làm thế nào?
a) Cách dừng việc bị パワハラ
Để không bị パワハラ nữa thì cần đồng minh. Nên chia sẻ với đồng nghiệp bên cạnh hoặc bạn bè trong công ty để nếu có xảy ra thêm 1 lần nữa thì cũng có người làm chứng hoặc chứng nhận cho mình. Ngoài cũng thử tìm xem trong công ty có ai có thể tin tưởng để có thể soudan( trao đổi) nữa không?
Việc cần làm tiếp theo nữa là nhanh chóng 相談 với luật sư để biết xem tình trạng bị パワハラ của mình tới mức nào? Luật sư là người hiểu nhất và sẽ có lời khuyên hữu ích.
b) Kiện về việc パワハラ
Nếu mà vẫn bị パワハラ một cách quá đáng, soudan mà công ty vẫn không nghe thì tốt nhất là nên phối hợp với luật sư để khởi kiện. Trước khi khởi kiện lưu ý việc thu thập bằng chứng, luật sư sẽ biết những bằng chứng như thế nào sẽ được tòa công nhận.
5 Kết luận
Thời gian gần đây đài báo cũng nói 1 vụ: 1 nhân viên là 公務員( nhân viên nhà nước) khi thực tập bị senpai nói những lời パワハラ. Ví dụ như: lần sau mà không làm được thì chết đi, cái cửa sổ này vừa cho mày bay xuống đó… Nhân viên này đã tự tử, nhưng trước khi tự tử còn để lại những ghi chép khá đầy đủ về những lời lẽ kể trên của senpai, kèm theo đóng dấu vân tay. Chắc chắn sắp tới tòa sẽ xử nghiêm vụ này.
Nhiều lúc tự hỏi: tại sao phải tự tử nhỉ? không làm việc được thì đi làm việc khác chứ sao?
Nghĩ ra không phải đơn giản như vậy. Đa phần những người tự tử là những người được chọn vào công ty rất lớn và ngon. Khi họ đậu vào những công ty như vậy thì kỳ vọng đặt vào cũng nhiều hơn rất nhiều, khó mà nghỉ 1 cách dễ dàng. Giả sử trường hợp nghỉ việc, đi xin việc khác thì sẽ bị hỏi? Vì sao anh chị lại nghỉ công ty tốt như vậy? Nếu trả lời là do bị パワハラ thì dễ mấy ai tin? Người tuyển dụng chắc sẽ nghĩ theo chiều hướng: ứng viên này không chịu được áp lực công việc cao… Chứ ít ai nghĩ đó là sự thật.
Xin hết bài chia sẻ về パワハラ. Hy vọng không bạn nào bị パワハラ khi làm việc tại Nhật, hoặc nếu bị thì cũng ít thôi.
buy priligy 60 mg 4 mg kg intramuscular IM q24h for 3 days failed to improve the airway function of RAO horses, but improved airway hyperreactivity to inhaled histamine in seven of eight horses