Breaking News
Home / Xã hội Nhật Bản / アポ電 là gì và các cách lừa của người Nhật

アポ電 là gì và các cách lừa của người Nhật

Dạo gần đây đọc báo, thấy khái niệm アポ電, kèm theo đó là những vụ đột nhập vào nhà những người già để cướp tiền. Có những vợ chồng các bác già, làm việc mấy chục năm, để dành được 400-500 man( khoảng 800- 1 tỷ vnđ), vậy mà mấy thanh niên tìm hiểu được đành lẻn vào nhà. Khống chế và lấy hết số tiền đó rồi bỏ trốn. Đa phần các trường hợp kể trên đều bị cảnh sát bắt được.

Bài này Ad tìm hiểu cách lừa đảo hiện hành nhất hiện nay là アポ電 và một số cách lừa đảo khác của người Nhật.

1アポ電 là gì?

アポ電 là viết tắt của từ アポイント電話強盗. Dịch ra thì là: gọi điện tìm hiểu thông tin để trộm cướp.

Đối tượng sẽ gọi điện giả danh là cảnh sát, hoặc người làm nhà nước liên quan tới nenkin, hoặc người nhà để hỏi nạn nhân để kiểm tra xem nạn nhân: có ý thức phòng bị hay không.

Giả sử trường hợp:
■ 2 Vợ chồng già U7x,U8x sống với Nhau
■ Trong nhà có nhiều tiền
■ Cả 2 người đều đang đi vắng

Nếu đối tượng biết được cả 3 thông tin trên, thậm chí chỉ cần biết 2 thông tin đầu là có thể đột nhập được vào nhà, khống chế rồi lấy tiền.

a) アポ電 Điện thoại để kiểm tra ý thức phòng bị

Ví dụ bạn nhận được cuộc gọi từ số lạ và đầu dây bên kia nói:
Anh đây, giờ em có ở nhà không?

Người không có ý thức phòng bị sẽ buột miệng và trả lời luôn:
E không có nhà, mà anh là ai ạ?

Còn người có ý thức phòng bị sẽ trả lời:
Xin lỗi, anh là ai ạ?

Qua ví dụ trên sẽ thấy, người không có ý thức phòng bị sẽ vô ý trả lời câu hỏi của đối tượng.

Tùy theo mức độ phòng bị của nạn nhân mà đối tượng có nhiều câu hỏi để khai thác thông tin. Đa phần là liên quan tới tiền. Khi khai thác đủ thông tin thì đối tượng sẽ lên kế hoạch hành động.

b) アポ電 những câu hỏi thường được sử dụng

Những câu hỏi thường là liên quan tới tiền: có tiền không? có bao nhiêu. Và tùy từng kiểu người đối tượng giả danh mà câu hỏi cũng khác nhau.

Giả danh người nhà

Khi giả danh người nhà, đối tượng thường sử dụng các tình huống liên quan tới sự cố hoặc bệnh tật:

Con đây, con đang bị bệnh, cần tiền phẫu thuật, bố mẹ có bao nhiêu tiền?

Giả danh cảnh sát

Tài khoản của bạn đang bị kẻ xấu để ý, hãy rút hết tiền rồi mang về nhà.

Dạo gần đây còn nhiều người giả danh cả nhân viên ngân hàng nữa.

Giả danh nhân viên điều tra tiền nenkin

Tôi đang điều tra tiền nenkin trên toàn quận, nhà bác có bao nhiêu tiền nenkin? Để ở nhà hay ngân hàng?

Ở trên là một số ví dụ cho việc giả danh để tìm kiếm thông tin từ những người không phòng bị. Rõ ràng là rất dễ vì thường trị an ở Nhật khá tốt và ít hình thức lừa lọc như vậy.

Giả sử nạn nhân phát hiện ra là mình bị hớ vì đã nói cho người lạ, thì người không có ý thức phòng bị vẫn coi đó như là một cuộc gọi nhầm mà thôi. Thường thì đối tượng sẽ gọi điện thoại liên quan tới tiền trước. Còn lần sau sẽ hỏi: Anh đây, bây giờ em có ở nhà không. Là câu hỏi để đối tượng xác định có ra tay được lúc này không. Thường đây là lần điện thoại cuối cùng.

c) アポ電 và lộ trình hành động của đối tượng

Dưới đây là lộ trình hành động của hình thức trộm tiền bằng アポ電

①アポ電 để xác định xem nạn nhân có phòng bị hay không
② Giả danh cảnh sát rồi bấm chuông cửa
③Đột nhập vào nhà, khống chế cướp tiền.

Thường các đối tượng chỉ cần tìm hiểu vài hôm là biết: gia đình kia có mấy người ở và có những ai. Đối tượng ngắm đến là gia đình chỉ toàn người già.

Khi theo dõi xong và biết thì sẽ アポ電, nếu biết gia đình có tiền thì sẽ giả danh cảnh sát để bấm chuông cửa.

Khi nạn nhân vừa mở cửa thì bọn chúng sẽ ập vào và khống chế. Trói tay chân, đe dọa để lấy tiền. Nhiều cuộc アポ電 còn biết được cả tiền đang ở được cất ở chỗ nào.

Nhiều trường hợp đối đượng không bấm chuông mà phá cửa kính để vào.

2 Một số vụ lừa đảo bằng アポ電 của người Nhật

アポ電 thường được tiến hành vào đầu năm: thời điểm mà các gia đình mới họp mặt xong lại phân ly. Nên có điện thoại cũng ít bị nghi ngờ hơn. Dưới đây là một số vụ án mà đối tượng sử dụng アポ電.

アポ電 2000 man tại Shibuya

Một cặp vợ chồng U9x,U8x ở Shibuya bị người lạ giả danh là con trai nói rằng đang bị bệnh và cần tiền. Kẻ này sau khi gọi điện đã đột nhập vào nhà và lấy đi 2000 man ~ hơn 4 tỷ vnđ.

アポ電 610 man tại quận Chuou Tokyo

Đối tượng giả danh cảnh sát, gọi điện cho nạn nhân nói là mới bắt được kẻ hacker. Hiện tại tiền để trong ngân hàng không an toàn, và có khả năng lẫn cả tiền giả, nên hãy rút hết về nhà để cảnh sát và nhân viên ngân hàng tới kiểm tra. Hôm sau đối tượng giả danh cảnh sát và thêm 1 người giả danh nhân viên ngân hàng để tới kiếm tra tiền và lấy số tiền đó. Nạn nhân là 1 bác gái U8x.

Bên trên là 2 trường hợp thực tế của アポ電. Thường thì các cụ già là đối tượng của アポ電 vì không có sức phản kháng.

3 Phòng tránh アポ電

Cách phòng tránh tốt nhất là không nên để lộ thông tin cá nhân ra ngoài. Nhất là số điện thoại.

Trường hợp bị số lạ gọi tới thì không nên nghe, vì nếu là người hay việc quan trọng họ sẽ để lại lời nhắn.

Còn nếu muốn nghe thì có thể nghe nhưng đừng trả lời những câu hỏi mà mình chưa biết đối tượng là ai. Hoặc vừa nghe vừa bật loa ngoài để ghi âm bằng 1 điện thoại khác. Thấy nội dung nghi ngờ thì phải xác nhận lại ngay.

Khi có ai đó gõ cửa thì đừng vội mở cửa ngay. Hãy xác nhận trước, còn nếu có mở thì chỉ được mở hé hé thôi, không được mở cửa rộng hơn 1 mũi chân. Nếu không sẽ bị khống chế.

4 Các cách lừa khác của người Nhật

4.1 オレオレ詐欺

オレオレ詐欺 là cách lừa đảo オレオレ. オレ=俺 là từ xưng hô thân thiết giữa 2 người. Dịch là: tôi đây đối với vợ chồng, con đây với bố mẹ, tao đây với bạn bè. Là 1 từ rất tiện. Kẻ lừa đảo lợi dụng sự xưng hô này mà chủ yếu là giả danh là con trai, đang bị bệnh, đầu tư thua lỗ, lạm dụng tiền của công ty và bị phát hiện. Cần tiền gấp và yêu cầu gia đình gửi tiền luôn.

Cách lừa đảo này sử dụng thẻ ngân hàng và khá phổ biến vài năm về trước.

4.2 Tráo thẻ tín dụng

Một cách lừa tinh vi nữa của đối tượng đó là tráo thẻ tín dụng.

Bước 1: Đối tượng giả cảnh sát hoặc người của bộ tài chính gọi điện cho nạn nhân thông báo rằng thẻ tín dụng của nạn nhân đang bị sử dụng bất chính. Và sẽ đến nhà xác nhận thẻ.

Bước 2: Đối tượng tới nhà nạn nhân, đưa cho nạn nhân 1 phong bì rồi yêu cầu nạn nhân cho thẻ tín dụng, kèm theo tờ giấy có pass của thẻ vào đó. Sau khi cho thẻ và giấy ghi pass vào phong bì, đối tượng sẽ nói rằng sẽ phong ấn phong bì này và yêu cầu nạn nhân mang con dấu tới đóng.

Bước 3: tráo thẻ( tráo phong bì). Tranh thủ 1 thoáng sơ hở nào đó của nạn nhân, đối tượng sẽ đổi cái phong bì có thẻ tín dụng thật bằng 1 cái phong bì mà đối đượng đã chuẩn bị sẵn. Phong ấn xong thì sẽ đưa cho nạn nhân lại thẻ và bảo: không được mở ra khi họ chưa xác nhận xong.

Đối tượng sẽ đưa cho nạn nhân cái phong bì có thẻ giả còn phong bì thật thì đối tượng sẽ mang về. Nạn nhân thì cứ nghĩ mình đang giữ cái thẻ thật của mình nên yên tâm. Nhưng thực chất bên trong chỉ là 1 thẻ nào đó không quan trọng, như thẻ tích điểm chẳng hạn.

4 Kết luận

Sống ở đâu cũng vậy, việc tự bảo mật thông tin của mình là rất cần thiết. Đôi khi chỉ cần thông quan 1 cái mail lại hoặc 1 cuộc điện thoại lạ là rất dễ mất thông tin quan trọng.

Sống ở Nhật nên phòng các trường hợp có người gõ cửa, vì không biết đối tượng bên ngoài là ai. Những bạn sống trong khu nhà có gắn camera thì yên tâm hơn. Còn những nhà mà không có gắn camera thì càng cẩn thận càng tốt. Nhất là lưu ý với アポ電 nhé.

Comments

comments

About manhkhen

Check Also

Cục xuất nhập cảnh Nhật bản thắt chặt việc xét visa du học sinh cho một số nước trong đó có Việt Nam

Tản mạn về chuyện: Cục xuất nhập cảnh Nhật bản thắt chặt việc xét visa …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!